Hotline: 0971 645 789
Sitemap  |   Liên kết MXHVăn phòng luật sư gia đình Youtube Luật sư Đồng Nai Tiktok Fanpage luật hoàng ngọc

YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI CHỒNG MẤT MÀ CÓ CON RIÊNG? CON NGOÀI GIÁ THÚ CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN KHÔNG?

YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI CHỒNG MẤT MÀ CÓ CON RIÊNG? CON NGOÀI GIÁ THÚ CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN KHÔNG?

Câu hỏi: Thưa luật sư! Cho tôi hỏi là gia đình tôi có một tài sản là một nhà ở trên một phần đất có diện tích khoảng 75m2 ( là tài sản chung của tôi và chồng tôi), trước khi lấy tôi chồng tôi đã lấy vợ và có 3 con sau đó có ly hôn Hiện nay, chồng tôi mới mất, tôi định sang tên cho con thôi, thì vợ cả ngăn căn. Vậy tôi có được sang tên cho các con của tôi không ?

Câu trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Công ty Luật TNHH Hoàng Ngọc và Cộng Sự chúng tôi.

Về thắc mắc của bạn, luật sư chúng tôi trả lời như sau:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, tài sản là nhà và đất là tài sản chung của vợ chồng bạn theo quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch."

Sau khi chia và xác định được phần tài sản của chồng bạn trong khối tài sản chung thì đây chính là di sản thừa kế của chồng bạn.

Tài sản của chồng bạn thì đây sẽ được xem là di sản thừa kế của chồng bạn theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015

"Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác."

Sau khi xác định được di sản thừa kế của chồng bạn thì sẽ tiến hành chia di sản thừa kế của chồng bạn theo quy định tại

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, phần tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn là tài sản chung của vợ chồng ( Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cũng đứng tên chung của cả hai vợ chồng), chồng bạn mất và không để lại di chúc nên việc chia thừa kế sẽ là chia theo pháp luật. Đầu tiên bạn sẽ có 50% trong khối tài sản chung đó ( vợ hợp pháp và tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân), còn 50 % còn lại sẽ được chia cho 5 người con ( 3 người con chồng, 2 người con chung) và bạn ( vợ hợp pháp). Nên nếu muốn sang tên cho bất kỳ một ai thì bạn cũng phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

- Theo quy định tại Điều 656, bộ luật dân sự năm 2015

"Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."

Như vậy, văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.

- Hơn nữa, căn cứ theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014:

"Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản'"

Vậy sau khi hoàn thành các thủ tục nêu trên thì bạn mới có thể làm sổ đỏ đứng tên con bạn được .

Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI CHỒNG MẤT MÀ CÓ CON RIÊNG? CON NGOÀI GIÁ THÚ CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN KHÔNG?". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0971 645 789 (Zalo) - 0911 629 679.

CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG NGỌC & CỘNG SỰ

Địa chỉ: 5/1 đường Nguyễn Du, KP. 4, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

(Đối diện Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa)

VPGD: 349 Bùi Trọng Nghĩa, KP. 3, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 0971 645 789 - 0911 629 679

Email: luatsuhoangngoc@gmail.com

Địa chỉ tại Tp. HCM: 402A Nguyễn Văn Luông, P. 12, Q. 6, Tp. HCM

Hotline tư vấn miễn phí: 0971 645 789
Zalo
Gọi điện
SMS
Chỉ đường