NGƯỜI THUÊ NHÀ LÀM HỎNG TÀI SẢN CỦA NHÀ THUÊ THÌ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM GÌ? BÊN CHO THUÊ CÓ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG KHÔNG?
Câu hỏi: Thưa Luật Sư! Người thuê nhà làm hỏng tài sản của nhà thuê thì phải chịu trách nhiệm gì? Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
Câu trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Công ty Luật TNHH Hoàng Ngọc và Cộng Sự chúng tôi.
Về thắc mắc của bạn, luật sư chúng tôi trả lời như sau:
Theo Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê như sau:
Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Như vậy. bên thuê nhà của bạn phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ. Trong trường hợp người thuê làm mất, hư hỏng nhà của bạn thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người thuê nhà làm hỏng nhà cho thuê thì phải chịu trách nhiệm gì?
- Bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thuê nhà ở xã hội có một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở;
b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích ghi trong hợp đồng thuê nhà ở.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với người thuê nhà ở công vụ có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê;
b) Tự ý cải tạo, sửa chữa hoặc phá dỡ nhà ở công vụ;
c) Cho thuê lại hoặc ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;
d) Không trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với các hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc sử dụng nhà đúng mục đích với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi lại nhà ở công vụ với hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.
Như vậy, người thuê nhà sử dụng nhà ở công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
+ Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở xã hội: 80.000.000 đồng - 100.000.000 đồng.
+ Nhà ở công vụ: 100.000.000 đồng - 120.000.000 đồng.
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, người thuê nhà còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hâu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với các hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
+ Buộc sử dụng nhà đúng mục đích với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
+ Buộc thu hồi lại nhà ở công vụ với hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.
- Bồi thường thiệt hại cho người cho thuê
Theo khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
Như vậy, trong trường hợp người thuê nhà làm hư hỏng nhà cho thuê thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng nhà cho thuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù.
Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng
1. Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:
a) Thanh toán tiền thuê nhà, công trình xây dựng chậm 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự chấp thuận của bên cho thuê;
b) Sử dụng nhà, công trình xây dựng không đúng mục đích thuê;
c) Cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà, công trình xây dựng thuê;
d) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, đổi hoặc cho thuê lại nhà, công trình xây dựng đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, anh hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người cho thuê trong trường hợp bên thuê có hành vi cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà, công trình xây dựng thuê.
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "NGƯỜI THUÊ NHÀ LÀM HỎNG TÀI SẢN CỦA NHÀ THUÊ THÌ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM GÌ? BÊN CHO THUÊ CÓ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG KHÔNG?". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0971 645 789 (Zalo) - 0911 629 679.
CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG NGỌC & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 5/1 đường Nguyễn Du, KP. 4, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
(Đối diện Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa)
VPGD: 349 Bùi Trọng Nghĩa, KP. 3, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 0971 645 789 - 0911 629 679
Email: luatsuhoangngoc@gmail.com
Địa chỉ tại Tp. HCM: 402A Nguyễn Văn Luông, P. 12, Q. 6, Tp. HCM