1. Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014;
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng đối với tài sản chung.
2. Tài sản chung bao gồm những gì và việc phân chia tài sản chung như thế nào?
A. Về tài sản chung:
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014 thì: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
B. Việc phân chia tài sản chung:
– Cách phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Theo Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì
Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc phân chia tài sản chung pháp luật cho phép Vợ - Chồng được thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Đối với việc thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng thì phải lập thành văn bản và công chứng theo quy định của pháp luật.
– Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
+ Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; Nếu văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
+ Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật đã quy định.
+ Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Hậu quả của việc phân chia tài sản chung:
+ Sau khi chia tài sản chung, quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại, cho dù vợ chồng còn sống chung hay đã ly thân cũng không làm hạn chế các quyền nhân thân giữa vợ, chồng.
+ Về quan hệ tài sản Theo quy định tại Điều 14 - NĐ 126/2014/NĐ-CP thì: việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng.
+ Kể từ thời điểm phân chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia như: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó…là tài sản riêng của vợ, chồng. Trên đây là một số quy định để cho mọi người tham khảo.
>>>>>>>>> Nếu bạn muốn giải quyết ly hôn nhanh hãy liên hệ với chúng tôi Dịch vụ ly hôn trọn gói
Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân". Nếu bạn đang cần luật sư tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0971 645 789 (zalo).
CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG NGỌC & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 5/1 đường Nguyễn Du, KP. 4, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
(Đối diện Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa)
VPGD: 349 Bùi Trọng Nghĩa, KP. 3, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline: 0971 645 789 - 0911 629 679
Email: luatsuhoangngoc@gmail.com
Địa chỉ tại Tp. HCM: 402A Nguyễn Văn Luông, P. 12, Q. 6, Tp. HCM
Đánh giá & nhận xét
Bạn đã xem bài viết này?
Bạn chấm bài viết này bao nhiêu sao?
Tuyệt vời